Home Giải Trí Cáo và Cò

Cáo và Cò

4141
0
SHARE

 

Nhất Hùng – tản mạn

Trước khi kể câu chuyện ngụ ngôn “Cáo và Cò”,  xin giải thích một tí, “ ngụ ngôn là loại truyện kể, mượn loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo, nhằm khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó trong cuộc sống…”. Có một câu chuyện ngụ ngôn thế này:

         “Cáo vốn quỷ quyệt. Một hôm, mời Cò đến nhà đãi tiệc. Thức ăn Cáo dọn ra mời khách là món “súp”, được để trong những cái đĩa dẹp, đáy nông. Sau khi mời khách, Cáo thản nhiên liếm hết sạch, trong khi Cò, vì có mỏ dài, chẳng ăn được gì trong đĩa, đành chịu đói.

       Vài ngày sau, Cò mời lại Cáo, vốn háu ăn, Cáo nhận lời và đến ngay. Thức ăn thật là ê hề, thịt, cá, trái cây… , nhưng Cò để trong một chiếc hũ thuỷ tinh cao cổ. Cáo loay hoay mãi không cách chi lấy đồ ăn được, nên cũng đành chịu đói”.

       Đây là một câu chuyện ngụ ngôn có ý dạy: -mình cư xử xấu với người thì người cũng sẽ cư xử xấu với mình như vậy-

       Theo tôi truyện ngụ ngôn ấy viết lại thế này có lẽ “tích cực” hơn.

        “Cáo mời Cò ăn tiệc, nhưng đồ ăn chỉ đựng trong những cái đĩa mỏng. Hôm ấy, Cò đành nhịn đói quay về. Mấy hôm sau, Cáo được mời đến nhà Cò ăn tiệc. Cáo nghĩ thầm, thế nào cũng bị Cò “chơi” lại, nhưng cứ đến thử xem. Đến nơi, Cáo thấy Cò bưng ra một bình thủy tinh cao cổ. Đã chuẩn bị tinh thần, nên Cáo cứ lặng yên, nhưng tin rằng Cò sẽ trả thù lần trước. Bất ngờ, Cò mang ra một đĩa thức ăn có rất nhiều món ăn thật ngon cho Cáo. Ngạc nhiên, Cáo hỏi:

“Tại sao bạn không trả đũa tôi, vì tôi đã đối xử không tốt với bạn?”

     Cò trả lời: “ …nếu tôi lấy oán báo oán, oán này cứ mãi chập chùng…, rồi chúng ta cứ ăn miếng trả miếng nhau…, đến bao giờ mới dứt được…”

     Cáo hối hận lắm, từ đó bớt tánh “chơi xấu” với người khác…

unknown-1

Đức Phật và cả Kinh Thánh đã từng dạy: “Lấy ân báo oán, oán tiêu tan…” hoặc “Đừng lấy ác trả ác, đừng lấy rủa sả trả rủa sả”

     Và từ ngàn năm trước đã có bài dạy:… Tử Cống hỏi Khổng Tử: – Có lời nào khả dĩ thi hành được chung thân không?- Khổng Tử đáp: – Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân-. Nghĩa là “ những gì mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác”. 

     Trong cuộc sống, nếu mọi người hiểu và thực hành những điều răn dạy như trên thì đời sẽ đẹp biết bao nhưng rất tiếc con người cứ mãi u mê trong thương-ghét ân-oán bất tận. Nó hiện diện trong phạm vi quốc gia đại sự, đến xã hội, đến gia đình và đến cả mối quan hệ cá nhân.

     Cộng sản lúc nào cũng hô hào “hoà hợp hòa giải”, thế mà bỏ tù cải tạo…bắt người bất đồng chính kiến. Kêu gọi sự hợp tác của “người Việt” hải ngoại mà ngay cả nơi yên nghỉ của những Tử sĩ QLVNCH, người thân của họ, chúng cũng không tôn trọng thì hòa hợp hòa giải cái gì. Trong xã hội, kẻ thắng thế tìm cách trả thù những đối thủ trước đây của mình…thì làm sao mà đoàn kết chung vai gánh vác được. Trong gia đình, Ông ăn chả thì Bà ăn nem…hỏi làm sao tránh được sự đổ vỡ. Với cá nhân thì “anh chơi tôi thế nào, tôi chơi lại như vậy…” nghĩa là cứ rình rập, hạ nhục nhau. Vòng xoáy hận thù và trả đũa như thế cứ mãi triền miên.

         Quả thật câu của Khổng Tử: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” đáng được xem là câu kinh nhật tụng trong suốt cuộc đời chúng ta vậy. 

     Kể bạn nghe vài chuyện vui “ăn miếng trả miếng” giải trí nghe: 

        1/Một anh chàng đang “mây mưa” với cô bồ thì bất ngờ nghe tiếng gọi cửa bên ngoài:

        “Em ơi, mở cửa cho Anh”. Cô nàng hốt hoảng: -Thôi chết rồi, thằng chồng em nó về – . Anh chàng lo lắng: – bây giờ sao đây em? – Cô nàng suy nghĩ một lát rồi trấn an: – Anh đừng lo, em đánh lạc hướng nó, rồi anh sẽ chuồn lẹ ra cửa sau nghe.

        Nói xong cô nàng chạy ra mở cửa, tay mang theo cái giỏ rác, vừa thấy chồng, cô đã đưa cái giỏ rác ra và nói: – Anh đem đổ rác giùm em-. Đợi lúc chồng đi khuất, anh chàng kia vội vã lẻn ra cửa sau rồi chuồn thẳng. Trên đường về nhà, anh ta hí hửng nhủ bụng: – Không ngờ con bồ mình cũng thông minh ghê -.

       Về đến nhà, anh hớn hở gõ cửa:

       Em ơi, mở cửa cho Anh -. Mấy giây sau, vợ anh ta xuất hiện với cái giỏ rác trên tay:

       – Anh đi đổ rác giùm em – 

       2/ Chồng nói với vợ: -Này em, anh thấy chuyện “chăn gối” vợ chồng mình lạt lẽo quá. Anh nghĩ rằng, nếu anh thử phiêu lưu tình ái, quan hệ của chúng ta có thể sẽ được cải thiện -.

           Vợ lắc đầu: -Thôi bỏ đi, em cũng đã thử với vài người đàn ông khác rồi, chẳng hiệu quả gì đâu ! 

           Nhất Hùng (Hoa Thịnh Đốn 29/11/2016)

 

ba-hoa