Home Cộng Đồng CHƯƠNG TRÌNH TƯỞNG NHỚ  LẦN THỨ 45 CỦA THÁNG TƯ ĐEN 1975...

CHƯƠNG TRÌNH TƯỞNG NHỚ  LẦN THỨ 45 CỦA THÁNG TƯ ĐEN 1975 Ở WASHINGTON D.C. TỪ NGÀY 24 ĐẾN 26 THÁNG TƯ

1474
4
SHARE

Mời Anh, Chị, Em và Các Bạn đến Trang Facebook Kỉ Niệm 45 Năm Tháng Tư Đen để theo dõi chương trình tưởng nhớ lần thứ 45 của Tháng Tư Đen 1975, với những chương trình vận động chính giới, biểu tình chống Trung Cộng, Văn Nghệ đấu tranh.

https://www.facebook.com/45-năm-tháng-tư-Đen-102173668015642/

30 Tháng Tư năm 1975 là ngày đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam của thế kỉ 20. Ngày ấy, miền Bắc Cộng Sản (CS) dùng vũ khí do Liên Xô, Tàu Cộng, CS Đông Đức, Cuba, và quốc tế CS xâm lược và thôn tính Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), một quốc gia có chủ quyền được thế giới và quốc tế nhìn nhận sau hiệp định Geneva 1954.

Cộng sản Bắc Việt (CS BV) xâm lược đã trắng trợn vi phạm hiệp định Hoà Bình quốc tế ký kết tại Paris, Pháp, tháng Giêng 1973 theo đó thống nhất hai miền Nam, Bắc là phải diễn ra trong hoà bình, tự nguyện, và được cả hai miền chấp nhận, cũng như miền Nam Việt Nam dưới vĩ tuyến 17 có quyền tự quyết, tự do bầu cử và theo thể chế dân chủ, đa đảng.  Trên thực tế, CS BV đã trắng trợn và trơ trẽn coi thường các cam kết, thoả thuận quốc tế đã được ký kết trong hiệp định Hoà Bình Ba Lê, và đã tung ra những chiến dịch quân sự lớn, gọi là “Tổng Tiến Công và Nổi Dậy” mùa Xuân năm 1975, và đã dùng bạo lực, bom đạn, để tấn công các tỉnh, thành miền Nam, và đi đến sử dụng bạo lực quân sự để thôn tính toàn bộ miền Nam và VNCH.  Tháng Mười Hai năm 1974, CS BV tung các lực lượng chủ lực với số lượng quân số, hoả tiễn, đại bác, xe tăng gấp muời lần lực lượng quân đội VNCH đang bảo vệ tỉnh Phước Long.  Hơn hai tuần vây hãm tỉnh lị Phước Long, CS BV đã nã hàng chục ngàn quả đại bác vào mọi mét vuông đất đai, không phân biệt là khu dân cư hay khu quân sự, gây ra cảnh chết chóc, tang thương cho người dân Phước Long.  Sau đó, quân đội CS BV tung toàn lực tấn công vào các quận của tỉnh lị Phước Long.  Quân đội VNCH đã chiến đấu dũng cảm và tử thủ để bảo vệ tỉnh Phước Long cho đến viên đạn cuối cùng và người lính cuối cùng.  Trận đánh Phước Long đẫm máu nói lên sự hung ác, tàn bạo, và dã tâm quyết xâm lược miền Nam bằng vũ lực của chế độ CS BV.  Cả thế giới kinh hoàng và sốc với sự tàn bạo của cộng sản, nhưng thế giới tự do và Hoa Kì đã im lặng trước bộ mặt thật và dã tâm xâm lược, cướp lãnh thổ của CS BV và sự bất chấp những cam kết hoà bình mà CS BV đã ký kết với quốc tế.  Sự phản bội của Hoa Kỳ với miền Nam VNCH và việc cắt viện trợ quân sự cho VNCH đã dẫn đến sự kiệt quệ của VNCH khi quân đội không còn tiếp tế đạn, dược, quân cụ, thuốc men y tế, v.v. để có thể tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ sự sống còn của mình.  Ngày 30 tháng Tư Đen 1975, VNCH kiệt quệ và Sài Gòn thất thủ trước những cột chiến xa của quân đội CS BV đổ vào thành phố.

Sau ngày 30 tháng Tư, 1975, CS BV đã bắt giam hơn một triệu quân nhân, cán bộ chính quyền của nhà nước VNCH, và giam giữ họ trong các trại cải tạo nơi các tù nhân chiến tranh đã bị đối xữ tệ hơn con vật và chết vì đói, khát, bệnh tật, lao động kiệt sức, và sự ngược đãi. 165 ngàn tù nhân chiến tranh đã chết trong các trại tù cải tạo địa ngục trần gian do CS ác ôn kiểm soát.  Hàng ngàn trong số này đã bị chiến binh CS xử tử, hoặc bỏ mặt cho chết với các vết thương mà không hề có sự cấp cứu y tế hoặc điều trị y tế.  Sự tàn ác, dã man của quân đội CS BV đã thể hiện qua việc đối xữ phi nhân bản với các tù nhân chiến tranh, những người đã cầm súng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc VNCH của mình, bảo vệ một tổ quốc, một quốc gia có chủ quyền.

Hai thập kỷ tiếp theo tháng Tư Đen 1975, hàng triệu đồng bào miền Nam phải vượt biển Đông, vượt rừng núi của Miên, Lào để đi tìm tự do; hàng chục hoặc hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên biển cả hoặc nơi rừng sâu.

Những người ở lại, CS BV đã quốc hữu hoá tài sản với chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa và thiết lập một chế độ độc tài, độc đảng, công an trị trong đó Đảng CS là lực lượng duy nắm mọi quyền lực và là chủ nhân của tất cả mọi thứ ở Việt Nam.

45 năm đã đi qua, nhân dân Việt Nam đã phải sống lầm than dưới bầu trời đen tối của sự cai trị tàn ác, cường quyền, bất công, vô nhân bản của Cộng sản. Tháng Tư Đen 1975 là dấu mốc lịch sử mà cả dân tộc Việt Nam không bao giờ có thể quên được: chúng ta mất đi tổ quốc VNCH thân yêu với những quyền tự do của mọi công dân; chúng ta mất đi quyền được sống, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, quyền được nói và diễn đạt ý mình, quyền ứng cử, bầu cử với bầu cử tự do, đa đảng, và mất đi quyền bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc khi Tàu Cộng xâm lấn và đe dọa.

45 năm đã đi qua, các thế hệ người Việt yêu tự do, thế hệ sau lại tiếp nối thế hệ trước, tiếp tục một cuộc đấu tranh không ngưng nghĩ để đòi lại quyền được sống tự do và bình đẳng trên mảnh đất quê cha đất tổ Việt Nam và để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.  Ngày 30 tháng Tư nhắc nhở mỗi chúng ta, tự do không tự nhiên mà có, chúng ta phải đấu tranh để có tự do, và tự do sẽ bị cướp đi bởi kẻ thù của tự do, nếu chúng ta không sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ nó.

Phú Sĩ (phusi2005@yahoo.com)

Chương trình văn nghệ ở thủ đô Washington, D.C. để tưởng nhớ lần thứ 45 của Tháng Tư Đen 1975.
SHARE
Previous articleMời Đăng Ký Tham Gia Danh Bạ Doanh Gia VIỆT – MỸ
Next articleNữ ca sĩ Kim Duyên-Với Tất Cả Tình Yêu Tôi Đã Hát
Ký giả Vân Hằng là ái nữ của cựu Nghị viên Phạm Thìn, Nghị viên Hội đồng tỉnh Phước Long nhiệm kỳ 1970-1974 thời VNCH. Thân phụ của cô là một cựu Chính Trị Gia kiêm Nhà báo mang bút hiệu Đức Phong, nguyên Ký giả viết cho Nhật báo Đại Dân Tộc do cựu Dân biểu Quốc Hội Võ Long Triều làm Chủ bút tại Saigon trước năm 1975. “ Con nhà tông không không giống lông cũng giống cánh” nên Ký giả Vân Hằng đã nối nghiệp viết báo của Cha mình, cô bắt đầu cầm bút từ tuổi Teen Ager. Quê hương Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn lịch sử mới, trang sử của sự di tản tị nạn Cộng sản. Năm 1992 Vân Hằng theo Bố Mẹ đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện tị nạn chính trị của chương trình Humanitarian Operation. Viết trên bước đường lưu vong của đàn con dân Việt tha hương. Viết để bảo vệ Chính nghĩa Quốc gia và để giữ lấy căn cước tị nạn Cộng sản cũng như gìn vàng giữ ngọc tiếng Việt mến yêu trên xứ người nên Vân Hằng là một cây bút trẻ chuyên viết Phóng sự Cộng Đồng & Tường Thuật Event của báo Sóng Thần Online.

4 COMMENTS

Comments are closed.