Home Cộng Đồng Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

2689
0
SHARE

Quang Cảnh Lễ Rước Di Ảnh Cố Tổng Thống Trần Văn Hương
Di ảnh Cố Tổng Thống Trần Văn Hương
Dàn Chào Rước Di Ảnh

 KHU HỘI CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ LỄ GIỖ CỐ TỔNG THỐNG TRẦN VĂN HƯƠNG

  SAN JOSE,California (SÓNG THẦN ONLINE)

Vào lúc 11 giờ trưa thứ bảy ngày 9 tháng 3 năm 2019 vừa qua, tại khuôn viên  Trung Tâm Văn Hóa Việt-Mỹ, khoảng 100 đồng hương và quan khách đã đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Trần Văn Hương trong không khí trang nghiêm,xúc động,ấm áp tình Quân Dân Cán Chính VNCH.

Ông Công Khanh-Ông Trương Hiệp- Ông Duy Văn- Ông Mai Khuyên

Trong quân phục oai hùng của các binh chủng,đông đảo các cựu quân nhân, những thành viên sinh hoạt trong Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị như Ông Mai Khuyên, Chủ Tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, ông Trương Ngọc Mỹ- Phụ Tá Chủ Tịch. Ông  Lâm Hùng Tráng- Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ- Ông Duy Văn- Trưởng Ban Giám Sát Viên, ông Huỳnh Phong- Tổng Thư Ký, ông Phan Tuấn, Giám Sát, ông Trương Hiệp, Ủy Viên An Ninh, Ông Trần Gia Đắc-Phó Chủ Tịch Nội Vụ… tay bắt mặt mừng thăm hỏi tiếp đón quan khách.

Ông Mai Khuyên-Chủ Tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị

Tiết trời tháng 3, đất Thủ phủ chính trị miền Thung Lũng Hoa Vàng mưa  vẫn rơi , gió vẫn lạnh nhưng sự chào đón  của Ban Tổ Chức đã như ngọn lửa sưởi  ấm lòng quan khách  ngay từ giây phút đầu tiên khi vào cửa.

Ông Trương Ngọc Mỹ-Phụ Tá Chủ Tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị

Đấy chính là điểm son,là dòng kẻ của những nốt nhạc lính mà  Phóng viên ghi nhận được khi  đến Event chính trị những tưởng sẽ  khô khan nhưng hóa ra lại đầy ắp sự thân thiện.

Sau phần nghi thức chào cờ Việt -Mỹ là phần rước di ảnh cố Tổng Thống Trần Văn Hương rất trang trọng.

Ông Trần Gia Đắc-Phó Chủ Tịch Nội Vụ Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị

Đây cũng là  truyền thống tốt đẹp  hàng năm của Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị nhằm tưởng nhớ đến vị lãnh đạo Quốc gia liêm khiết, cương trực, một tấm gương sáng mà theo Ông Mai Khuyên- Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị là đã không khuất phục Cộng Sản.  Nhất là sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng sản nài nỉ trao cho cố Tổng Thống  Trần Văn Hương quyền công dân(của chế độ Cộng sản) nhưng ông cương quyết từ chối.

Ông Lâm Hùng Tráng-Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị

Nhân tiện ông Mai Khuyên cũng bày tỏ về nơi thờ phượng anh linh Quân Dân Cán Chính VNCH và nỗi niềm mong ước của những người lính già xa quê hương là có nơi thờ phượng khang trang để thắp nhang đèn nhưng vì không có kinh phí nên chưa thực hiện được.

Ông Huỳnh Phong-Tổng Thư Ký Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị

Là cây bút thuộc thế hệ hậu sinh.Cũng như bao nhiêu bạn trẻ khác có mặt trong hội trường,người viết  đến event không ngoài mục đích để được  nghe  những  tâm tư  tình cảm của các bậc tiền bối chia xẻ về  vị Tướng lãnh,Nguyên thủ quốc gia thể chế VNCH.

Ông Duy Văn-Trưởng Ban Giám Sát Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California

Thật xúc động khi được nghe hiền tài Nguyễn Thanh Liêm, Bác sĩ Phạm Đức Vượng cũng như một số quan khách tham dự phát biểu về cố Tổng Thống Trần Văn Hương.

Ký giả Sóng Thần đến Event

Ông Lâm Hùng Tráng, Phó chủ tịch ngoại vụ  trình bày về tiểu sử và sự nghiệp cố Tổng Thống Trần Văn Hương  mà phóng viên xin trích ghi lại nơi đây để nhằm cung cấp thêm thông tin đến độc giả vắng mặt.

Hợp Ca Nhạc Phẩm Có Những Người Anh

Cụ Hương sanh năn 1902 tại làng Long Châu, quận Châu thành, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình thanh bạch, từ nhỏ rất thông minh và hiếu học, nên song thân đã rất cố sức khó khăn tằn tiện chắt mót để có thể gởi Cụ ra tận Hà Nội học trường Cao Đẳng Sư Phạm.

Bên Di Ảnh Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

Thời Pháp thuộc một học sinh lấy bằng tiểu học đã khó, rồi phải vất vả thế nào để đậu bằng Thành Chung mà chúng ta vẫn thường gọi Diplome, vì Pháp chủ trương hạn chế trí thức VN, mở mang dân trí thuộc địa một cách nhỏ giọt, phải thật xuất sắc mới có đậu Tú Tài 2 tức (Baccalaurer II).

Để vào Y khoa hay Cao Đẳng Sư Phạm vào thập niên 30-40 chúng ta có thể đi như một bức tường đá núi cao thẳng đứng biết bao gian nan và tâm trí để vượt qua.

Sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm tại Hà Nội, người Giáo trẻ Trần Văn Hương được bổ nhiệm về dạy trường Le Myre de Villers ở Mỹ Tho.

Ông giáo của chúng ta chắc phải bồi hồi sung sướng trong niềm hãnh diện khi đứng trên bục giảng ngay tại ngôi trường xưa, nơi mà ông đã theo học từ mấy năm trước đó và cũng là dịp để dìu dắt những thế hệ hậu sanh tiến bước theo ông.

Vào những năm 43-45, giáo sư Trần Văn Hương dạy môn văn chương và luân lý,không lâu sau đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ Đốc học tỉnh Tây Ninh, đường công danh tươi sáng, rạng ngời trước  mắt.

Nhưng năm 45 ông Giáo Trần Văn Hương đã bước theo tiếng gọi của lòng yêu nước, ông tham gia mặt trận Việt minh  để khuyến dụ nhân tài, tổ chức này đã cử ông nắm chức vụ :Chủ tịch ủy ban hành kháng tỉnh Tây Ninh( tương đương chức Tỉnh Trưởng sau này)

Nhưng làm việc với Việt minh chưa đầy một năm, ông nhận ra bộ mặt thật của chúng, chỉ là Cộng sản trá hình với chiếc mặt nạ yêu nước kháng chiến, ông rời bỏ chức vụ rồi tìm cách trở về thành phố.

Vì nhu cầu sống còn, ông tuyên bố không hợp tác với Việt minh, với Pháp và với chính quyền thân Pháp lúc bấy giờ.

Trong thời gian này ông xin được một chân bán thuốc trong Pharmacy do Dược sĩ Trần Kim Quan làm chủ trên đường Lê Lợi gần góc chợ Bến Thành.

Năm 1955 ông được Tổng Thống Ngô Đình Diệm mời tham chánh giữ chức Đô Trưởng Saigon nhưng không lâu sau đó ông lại từ chức với lý do phản đối sự độc tài của nhà Ngô.

Năm 1960 ông tập họp được một nhóm trí thức,nhân sĩ quốc gia yêu nước,cùng tìm một phương cách mềm dẻo, hợp lý, khả dĩ thuyết phục được chính quyền, lắng nghe nguyện vọng của toàn dân.

Ngày 26 tháng 4 năm 1960 tất cả 18 vị nhân sĩ của nhóm Tự do tiến bộ này đã họp tại nhà hàng Caravelle nên sau đó được gọi là nhóm Caravelle.

Tại đây một bức tâm thư được soạn thảo gửi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm,  những thuật ngữ dùng gửi cho vị Nguyên thủ quốc gia đã được viết với lối văn hòa nhã cung kính và lễ độ, đưa ra những nhận xét về hiện trạng đất nước và đề nghị một số biện pháp để cải thiện tình hình, mở rộng nền tự do dân chủ, với lý do khi người dân được hưởng những quyền lợi tốt đẹp này, họ sẽ nỗ lực để bảo vệ chính phủ miền Nam chống lại chế độ độc tài khát máu miền Bắc.

Chính người dân sẽ tranh đấu để bảo vệ một chánh phủ dân chủ cũng như bảo vệ cho những quyền lợi thật sự của họ.

Thật đáng tiếc, bức thư gởi đi nhưng không có được sự trả lời và đáp lại.

Vài ngày sau có lịnh bắt tất cả 18 nhân sĩ Caravelle, một số trốn thoát nhưng ông Giáo cựu Đô trưởng thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị bắt và tống giam, trong đó có Bs Trần Văn Đỗ cựu Ngoại Trưởng và là chú ruột của bà Trần Lệ Xuân.

Ngày gần cuối tháng 4 năm 1975 để giảm nhẹ sự phũ phàng, Đại sứ Martin thông báo  và nhờ chuyển lời qua Đại Sứ Pháp Me’rillon rằng Hoa Kỳ sẽ buông bỏ miền Nam. Sau đó Đại sứ Me’rillon gặp cụ Hương thông báo và mời cụ qua Pháp nhưng cụ đã khẳng khái trả lời:

“Chúng tôi đâu ngán VC, chúng nó muốn đánh thì tôi đánh tới cùng, tôi không muốn lưu vong xứ người, nếu Trời hại đất nước tôi, tôi xin thề ở lại và mất theo đất nước này.

Với đại sứ Martin ông cũng đã gặp Cụ và nói rõ: Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm, nhân danh chính phủ Hoa Kỳ chúng tôi mời Ngài rời khỏi đây, đến bất cứ nơi nào Ngài muốn.

Chính phủ chúng tôi cam kết cung ứng cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến 100 tuổi già, nhưng Cụ mỉm cười trả lời: Thưa Ông Đại sứ, tôi biết tình hình hiện nay rất nguy hiểm, đã đến nỗi như vầy Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Tôi cũng biết CS vào Saigon bao nhiêu đau khổ,  nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu tôi phải ở lại để chia xẻ với họ phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Sau 30 tháng 4 Cụ sống rất lặng lẽ trong nghèo túng nhưng luôn uy nghi làm kẻ thù phải kiên dè, kính trọng.

Cụ mất ngày 27 tháng 2 năm 1982 hưởng thọ 80 tuổi.

Xen kẽ trong chương trình là phần phụ diễn văn nghệ do các ca sĩ địa phương đảm nhiệm.MC Kimberlee Vương và MC Công Thuận điều khiển chương trình văn nghệ thật xuất sắc.

Ký giả kiêm ca nhạc sĩ Duy Văn- Trưởng ban văn nghệ của Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị đã hát tặng quan khách  nhạc phẩm Mùa Xuân Lá Khô của người lính nhạc sĩ  quá cố Trần Thiện Thanh.

“ Tôi trở lại vùng hành quân,vùng xa xôi đá sỏi biết buồn. Ba tháng hậu phương yên bình tuy vết thương chưa lành hẳn. Tôi lại đi giữa lạnh sang Đông. Đời tôi chinh chiến lâu năm,yêu lúc băng rừng như mộng tình nhân.Kiếp chúng tôi như kiếp sông dài trôi đi miệt mài chẳng cần ai biết cho ai”

Duy Văn  hát nhạc lính như một lời tình tự thiết tha, Duy Văn  hát nhạc lính như một sự tìm về kỷ niệm  một thời chinh chiến điêu linh mà anh là nhân chứng sống đã đi theo suốt chiều dài cuộc chiến cũng như những tang thương dâu bể  anh  phải trải qua trong chốn ngục  tù Cộng sản khi đất nước tơi bời rơi vào tay giặc Cộng.

Nhiều nhạc phẩm hay về lính như Có Những Người Anh sáng tác của nhạc sĩ Võ Đức Hảo, Người Tình và Quê Hương sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân,Chuyện Tình Người Đan Áo của nhạc sĩ Trường Sa, Lính Mà Em sáng tác của Anh Thy và các tiết mục ca múa hoạt cảnh của nhóm Việt Entertainment rất hay và sinh động.

Mc Kimberlee Vương & MC Công Thuận

Các ca sĩ Hồ Như Thủy, Hoàng Vinh, Duy Cường, Mai Vy, Lệ Hằng, Phương Thuận,Như Thủy, Quang Hùng, Trung Trực tức MC 602,Thủy Đình, Maria Nga…  đã ca diễn rất nhiệt tình,góp phần cho buổi  lễ tưởng niệm đong đầy  ý nghĩa.

Ký giả Sóng Thần Online thì tả xung hữu đột,livestream trên thế giới  Facebook của Sóng Thần để độc giả năm châu  cùng dõi theo sự kiện LIVE này.

Ban ẩm thực thì lo thức ăn gồm heo quay,  xôi lá cẩm, mì xào và cung cấp nước uống tinh khiết bỏ sẵn từng hộp đem đến mời quan khách tham dự . Mọi người ai ai cũng vui vẻ và hài lòng lắm trong buổi sáng thứ bảy đầy gió mưa này.

Xin hoan nghênh Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị bao nhiêu năm trôi qua vẫn thắt chặt tình Quân,Dân Cán Chính để gìn giữ mãi truyền thống tốt đẹp này .

Quan Khách Tham Dự

KÝ GIẢ VÂN HẰNG

vanhangthegioinghesi@hotmail.com

SHARE
Previous articleNhà Cầm Quyền CSVN sách nhiễu Chánh Trị Sự Hứa Phi tại Lâm Đồng
Next articleTây Ninh Đồng Hương Hội Họp Mặt Tân Niên
Ký giả Vân Hằng là ái nữ của cựu Nghị viên Phạm Thìn, Nghị viên Hội đồng tỉnh Phước Long nhiệm kỳ 1970-1974 thời VNCH. Thân phụ của cô là một cựu Chính Trị Gia kiêm Nhà báo mang bút hiệu Đức Phong, nguyên Ký giả viết cho Nhật báo Đại Dân Tộc do cựu Dân biểu Quốc Hội Võ Long Triều làm Chủ bút tại Saigon trước năm 1975. “ Con nhà tông không không giống lông cũng giống cánh” nên Ký giả Vân Hằng đã nối nghiệp viết báo của Cha mình, cô bắt đầu cầm bút từ tuổi Teen Ager. Quê hương Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn lịch sử mới, trang sử của sự di tản tị nạn Cộng sản. Năm 1992 Vân Hằng theo Bố Mẹ đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện tị nạn chính trị của chương trình Humanitarian Operation. Viết trên bước đường lưu vong của đàn con dân Việt tha hương. Viết để bảo vệ Chính nghĩa Quốc gia và để giữ lấy căn cước tị nạn Cộng sản cũng như gìn vàng giữ ngọc tiếng Việt mến yêu trên xứ người nên Vân Hằng là một cây bút trẻ chuyên viết Phóng sự Cộng Đồng & Tường Thuật Event của báo Sóng Thần Online.